Những thông tin mà các mẹ cần biết khi tắm bé tại nhà

Với những bà mẹ trẻ, khi mới sinh em bé đầu lòng, có thể sẽ gặp rất nhiều khó khăn trong việc nuôi dưỡng, chăm sóc, vệ sinh cho bé sao cho đúng cách. Đến với bài viết này, chúng tôi xin chia sẻ một ít mẹo nhỏ trong việc tắm bé tại nhà, hi vọng có thể giúp các mẹ thuận tiện hơn trong quá trình chăm con.
Mách mẹ mẹo giúp tắm bé tại nhà sao cho hiệu quả và an toàn nhất
Mách mẹ mẹo giúp tắm bé tại nhà sao cho hiệu quả và an toàn nhất

Mách mẹ cách tắm bé tại nhà một cách hiệu quả nhất

Việc tắm cho bé đôi khi khiến các mẹ lúng túng và gặp nhiều khó khăn. Tuy nhiên, chúng ta cùng tìm hiểu những bước cụ thể trong quy trình tắm cho bé sao cho hiệu quả nhất.
  • Bước 1: Chuẩn bị đầy đủ các dụng cụ cần thiết cho bé khi tắm
Ở bước này, các mẹ cần chuẩn bị cho bé đầy đủ các dụng cụ, đồ đạc cần thiết cho bé khi tắm. Những đồ đó bao gồm, khăn tắm, khăn lau người, bao tay, sữa tắm dành riêng cho trẻ sơ sinh (có thể thay bằng nước muối sinh lý lành tính cho bé)….
Đặc biệt trong bước này, các mẹ cần đảm bảo cho bé nước ấm có nhiệt độ vừa phải, tránh nóng hoặc lạnh quá.
Khi tắm bé tại nhà, các mẹ cần tắm thật cẩn thận đặc biệt phần rốn
Khi tắm bé tại nhà, các mẹ cần tắm thật cẩn thận đặc biệt phần rốn

  • Bước 2: Thực hiện vệ sinh, tắm rửa cho bé một cách nhẹ nhàng và an toàn
Đối với các bé mới sinh, da bé thường mỏng hơn bình thường. Vì vậy, trong khi tắm, các mẹ cần nhẹ tay để tránh làm trầy xước làn da mỏng của bé.
Đầu tiên, các mẹ cần nhẹ nhàng và cẩn thận cởi quần áo và các loại tã quấn cho bé ra khỏi người. Sau đó, từ từ và nhẹ nhàng bế bé đến thau tắm.
Trong bước này, bạn cần thật từ từ và nhẹ nhàng ngồi xổm, đặt bé lên đùi, đỡ gáy bé một cách thật cẩn thận, dùng khăn xô, khăn ướt nhẹ nhàng xoa, vệ sinh đầu cho bé.
Mẹ cần chú ý vệ sinh cho bé thật cẩn thận vùng mắt, mũi và tai tránh dây nước hay để nước đọng vào những vùng nhạy cảm đó.
Sau đó, mẹ nhẹ nhàng đặt bé vào thau, tuy nhiên, các mẹ cần cẩn trọng vùng đầu cho bé. Tắm rửa cho bé nhưng đặc biệt cẩn thận vùng rốn.
Sau khi tắm xong lần một thì các mẹ nên bế bé sang một thau nước sạch khác để giúp bé có thể thật sạch sẽ và thoải mái. Khi các công đoạn trên xong xuôi, các mẹ bế bé ra ngoài và lau khô người cho bé bằng một tấm khăn bông to đã chuẩn bị sẵn.
Khi mẹ tắm cho bé cũng là lúc mẹ và bé trao đổi tình cảm với nhau
Khi mẹ tắm cho bé cũng là lúc mẹ và bé trao đổi tình cảm với nhau

  • Bước 3: Chăm sóc, vệ sinh cho bé sau khi đã tắm rửa xong
Sau khi tắm rửa xong xuôi, các mẹ cần lưu ý chăm sóc bé thật kỹ càng. Cụ thể như sau:
    • Đầu tiên, quấn bé vào khăn khô, lau người cho bé, chú ý thật cẩn thận và thật nhẹ nhàng bộ phận sinh dục của bé.
    • Nhỏ nước muối sinh lý thật cẩn thận vào mắt, mũi cho bé để bảo vệ bé tốt hơn. Tuy nhiên, ở bước này, bạn cần chú ý tham khảo ý kiến của các bác sĩ hay chuyên gia chăm sóc sức khỏe cho mẹ và bé.
    • Lau khô, vệ sinh vùng xung quanh tai giúp bé, tránh để tình trọng đọng nước hay nước vẫn còn nhỏ xuống tai của bé,
    • Vệ sinh nhẹ nhàng và sạch sẽ vùng cuống rốn cho bé.
    • Mặc quần áo sạch cho bé và ôm bé vào lòng để giúp bé có hơi ấm của mẹ sau một thời gian bị ngâm nước.

Những lưu ý mà bạn cần đặc biệt chú ý trong quá trình tắm bé tại nhà

Một số lưu ý mà mẹ cần để tâm khi tắm bé tại nhà
Với những lưu ý sau, bạn cần chú ý để giúp bé được thoải mái trong quá trình tắm rửa:
  • Đừng nghĩ là khi nào rảnh thì đem bé đi tắm, chỉ tắm cho bé khi bé có một số dấu hiệu sẵn sàng như đang vui đùa, thoải mái, khi đã ăn no xong và đã nghỉ ngơi được một thời gian.
  • Nhiều mẹ thường nghĩ  để an toàn nhất cho bé thì chỉ tắm nước lã thôi, nhưng điều đó là chưa đủ. Để giữ cho bé một cơ thể sạch sẽ thì các mẹ nên tắm nước lá (theo dân gian) hoặc tắm sữa tắm dành riêng cho bé.
  • Thời điểm tốt nhất để tắm cho bé là từ 8h sáng đến 3h chiều. Tuyệt đối không tắm sau 4h chiều bất kể hè hay đông.
  • Chỉ nên tắm cho bé trong vòng từ 4 đến 7 phút. Không nên tắm quá lâu vì nước sẽ lạnh hơn và ảnh hưởng đến sức khỏe của bé.
  • Khi tắm cho bé cần rất lưu ý lỗ rốn của con. Bạn cần vệ sinh sạch sẽ tay cho bé trước khi đụng vào chỗ này.